Thách thức của ngành logistics

Ngành logistics hiện nay và 10 thách thức lớn

(Haimy.com) – Ngành logistics hiện đang là một trong những ngành quan trọng đóng góp lớn cho nền kinh tế. Nó liên quan đến tất cả các ngành nghề hiện nay từ công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp. Với những kì vọng ngày càng lớn của người tiêu dùng, những quy định kiểm soát từ Chính Phủ và sự cập nhật công nghệ mới. Ngành logistics đang đứng trước những thích ứng nhanh chóng kịp thời. Dù đang trên đà tăng trưởng tốt nhưng vẫn tồn tại “10 thách thức của ngành logistics đang phải đối diện hiện tại“. 10 thách thức đó là gì, cùng đọc bài viết tổng hợp của HAI MY RACK sau đây nhé!

1. Giảm các khoản chi phí vận tải

Chi phí vận chuyển hàng hóa chiếm khoảng 30% tổng chi phí vận hành. Khoản chi phí này bị ảnh hưởng bởi giá xăng dầu nên đôi khi có thể lên xuống theo thời giá. Để giải quyết vấn đề này, các công ty có thể chọn một số đối tác vận tải có mức giá tốt để hợp tác. Tuy nhiên, cách này làm giảm sự linh hoạt. Và có thể tăng mức độ phụ thuộc của công ty vào một vài đối tác vận tải nhất định.

Có một cách nữa các doanh nghiệp hay sử dụng khi vận chuyển hàng đó là việc ghép chung các đơn hàng nhỏ thành số lượng lớn để giao chung. Cách này sẽ giúp tiết kiệm chi phí giao hàng. Tuy nhiên, cách này có vấn đề là sẽ dễ gây giao trễ hàng, làm cho khách hàng không được hài lòng.

Đối với các đơn hàng vận chuyển bằng tàu, phần mềm định tuyến quản lý các đội tàu sẽ là giải pháp tốt. Nó đảm bảo các hàng hóa sẽ đi tuyến ngắn nhất và đến nơi sớm nhất. Cách này không chỉ làm giảm thời gian giao hàng mà còn giảm những rủi ro và chi phí phát sinh khác.

thách thức ngành logistics

2. Cải tiến quy trình vận hành doanh nghiệp 

Theo một nghiên cứu của trang inboundlogistics.com, hơn 30% các doanh nghiệp cho biết họ thích hợp tác với các đối tác 3PL hơn là tự làm. Nhằm giảm các chi phí vận hành và đạt được độ chuyên nghiệp, hiệu quả.

Nắm được thông tin này, các doanh nghiệp làm về logistics cần có tầm nhìn bao quát được cả chuỗi cung ứng. Để từ đó chuẩn bị về các nguồn lực: tài lực, nhân lực, trí lực để kịp thích ứng. Tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường và phát triển lâu dài.

3. Chú ý hơn đến các dịch vụ dành cho khách hàng 

Khi các yếu tố chính trong chuỗi cung ứng được đáp ứng. Người tiêu dùng sẽ bắt đầu nảy sinh các yêu cầu về phần dịch vụ khách hàng tốt hơn. Đây sẽ là điểm được dùng để so sánh giữa các doanh nghiệp với nhau. Và nó có ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng. 

Trong thời đại mà dịch vụ lên ngôi, “khách hàng là thượng đế” thì người làm logistics cần chú ý đến các dịch vụ dành cho khách hàng. Để tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Không chỉ cần tăng trải nghiệm của khách hàng tại các kênh bán hàng. Bên cạnh đó, việc tương tác và giữ liên lạc thường xuyên với khách hàng thông qua các phương tiện như điện thoại, email, mạng xã hội là một việc làm cần thiết.

4. Nắm rõ đường đi của hàng hóa trong chuỗi cung ứng 

Giao hàng đúng hẹn và chính xác là nhiệm vụ chính của các công ty vận tải hàng hóa. Để thực hiện được mục tiêu này, các công ty logistics cần nắm rõ đường đi của hàng hóa trong chuỗi cung ứng. 

Các kiện hàng cần được theo dõi sát sao và di chuyển đúng theo lịch trình đã định. Trong trường hợp có gián đoạn, cần xác định ngay nguyên nhân để giải quyết. Giúp hàng hóa được lưu thông đúng theo kế hoạch. 

Quản lý hàng hóa trong kho

5. Kiểm soát dòng tiền trong chuỗi cung ứng 

Tài chính là thứ không thể thiếu trong quy trình hoạt động chuỗi cung ứng. Đảm bảo làm sao cho các hoạt động logistics được diễn ra suôn sẻ, dòng tiền được chảy liên tục. Không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như tỷ giá, thiên tai, biến đổi xã hội,…

Hiện tại, bên cạnh các hình thức thanh toán cũ như COD. Các hình thức thanh toán mới đã giúp việc thanh toán tiền dễ hơn. Thanh toán thông qua ngân hàng online, thanh toán qua ví điện tử hay thanh toán qua các app bán hàng. Những hình thức thanh toán này hỗ trợ chuỗi cung ứng hoạt động nhanh hơn. Đồng thời, giúp giảm tỉ lệ hủy đơn và hoàn tiền. Nó cũng giúp việc kiểm kê và cập nhật dòng tiền được chính xác do có lịch sử giao dịch lưu lại tại ngân hàng hoặc trong thông báo ứng dụng.

6. Tác động chung của nền kinh tế đến ngành logistics

Bất ổn về mặt chính trị, suy thoái kinh tế, khủng hoảng hàng hóa,… Những yếu tố này có thể ảnh hưởng không tốt đến nhu cầu sử dụng hàng hóa và cả nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics. Tốc độ phát triển của nền kinh tế tỉ lệ thuận với sự tăng trưởng của ngành logistics. Khi nền kinh tế đi lên và mọi thứ thuận lợi, mức độ chi tiêu của người dân tăng. Chúng sẽ kéo theo ngành vận chuyển hàng hóa phát triển và ngược lại.

7. Vấn đề nguồn nhân lực trong ngành logistics

Thiếu hụt nhân lực luôn là một bài toán khó cho ngành logistics. Đơn cử là về vị trí tài xế, luôn có nhiều yêu cầu khó khăn và đòi hỏi gắt gao. Cộng với các quy định của Chính phủ, các công ty vận tải buộc phải tuân thủ và chọn lọc kỹ lưỡng hơn.

Ở các vị trí khác làm việc trong nganh logistics cũng được tuyển dụng và thay thế thường xuyên. Cường độ làm việc trong ngành này rất cao và thường ưu tiên cho giới nam. Đây cũng là một thách thức được đặt ra cho nguồn nhân lực của ngành logistics hiện giờ.

8. Các quy định của Chính Phủ và ngành logistics

Chính Phủ ảnh hưởng trực tiếp đến sự vận hành quy trình vận hành chuỗi cung ứng của doanh nghiệp. Các quy định gắt gao có thể ngăn các lô hàng được đưa đi. Các doanh nghiệp hiện nay, đặc biệt là các doanh nghiệp vận tải cần nắm rõ các quy định của pháp luật. Để hoạt động vận chuyển hàng hóa không bị cản trở và gián đoạn.

9. Tính bền vững 

Một doanh nghiệp làm về logistics muốn ngày càng lớn mạnh thì phải suy nghĩ đến sự phát triển bền vững. Trong đó, mô hình vận hành bền vững, các hoạt động vì xã hội và tuân thủ pháp luật là những điều doanh nghiệp nên hướng tới.

Các doanh nghiệp logistics muốn phát triển đường dài cần có sự chủ động trong xây dựng chuỗi cung ứng và các tuyến đường của riêng mình. Mới đầu, những hoạt động này có thể gây tốn nhiều tiền hơn. Nhưng về lâu dài nó sẽ rất tốt cho hình ảnh doanh nghiệp và lợi nhuận về lâu về dài.

10. Ứng dụng công nghệ mới trong ngành logistics

Công nghệ luôn thay đổi và đạt được những bước tiến mới. Chúng phục vụ cho sự tăng trưởng của ngành. Giúp tiết kiệm nhân công, tiết kiệm chi phí trong dài hạn. Đồng thời, công nghệ tăng độ chính xác cho các hoạt động kiểm kê, quản lý kho hàng. Từ những số liệu chính xác đó doanh nghiệp logistics có thể có những cải tiến hiệu quả hơn cho quá trình hoạt động của mình. Nhằm mục đích phục vụ khách hàng tốt hơn.

>> Xem thêm: Các ứng dụng quản lý kho được dùng nhiều nhất hiện nay

ứng dụng công nghệ trong quản trị logistics

Trên đây là 10 thách thức của ngành logistics hiện nay đang gặp phải. Doanh nghiệp của bạn có đang vướng vấn đề nào không? Hy vọng bài viết cho bạn được thông tin hữu ích và có cách giải quyết cho vấn đề của doanh nghiệp.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

>> Mã SKU là gì? Phân biệt giữa mã SKU và UPC

>> 8 sai lầm phổ biến trong quản lý kho hàng

>> 3 phương thức và quy trình quản lý hàng trong kho

>> Top 4 kệ chứa hàng kho logistics