Sơn tĩnh điện và sơn thường

Sơn tĩnh điện và sơn thường khác nhau thế nào?

(Haimy.com) – Sơn là một phát minh của loài người cực kì hữu ích trong việc tăng độ bền các vật liệu. Sơn tĩnh điện và sơn thường là hai loại sơn được ứng dụng cực kì phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, để phân biệt được hai loại sơn này thì không phải ai cũng biết cách. Bài viết này hãy cùng Hai My Rack đi tìm hiểu điểm khác biệt của hai loại sơn này nhé!

Đặc điểm của sơn tĩnh điện và sơn thường 

Sơn tĩnh điện 

Sơn tĩnh điện (Electrostatic powder coating) là loại sơn được phủ lên ở dạng bột khô gia nhiệt (nhựa nhiệt dẻo hoặc polyme nhiệt rắn). Trong khi sơn thường sử dụng nước hoặc dung môi thì sơn tĩnh điện lại đóng rắn nhờ tác động nhiệt và tia cực tím. Sơn tĩnh điện ở dạng bột khô giúp tạo độ bám lâu cho các chi tiết cần phủ sơn. Vì nó hoạt động dựa trên nguyên lý điện tích dương (+) gắn chặt với điện tích âm (-). Nhờ vậy mà công nghệ sơn tĩnh điện sẽ mang lại chất lương thành phẩm đồng đều và bám lâu.

Ưu điểm cúa sơn tĩnh điện so với sơn thường:

  • Độ bền sản phẩm cao, độ bám lâu.
  • Lớp sơn đều, đẹp, mịn, có tính thẩm mỹ cao.
  • Đa dạng màu để lựa chọn và phối màu.
  • Công tác sơn dễ dàng nhờ quy trình tự động bằng hệ thống phun sơn.
  • Tiết kiệm chi phí vì bột sơn có thể tái sử dụng lại nhiều lần.
  • Sử dụng được trên nhiều bề mặt kim loại khác nhau: nhôm, bề mặt xe máy, ô tô, xe đạp,… Hoặc cả trên vật liệu nhựa, sợi carbon, MDF, vật liệu tổng hợp.

sơn tĩnh điện Hai My

Sơn thường

Sơn thường hay được thấy ở dạng lỏng. Mang gốc dầu, gốc nhựa hoặc gốc nước. Hay được sử dụng để phủ lên nhiều bề mặt khác nhau như: bê tông, sắt thép, gỗ, kim loại, nhựa,…

Nếu sơn tĩnh điện đóng rắn nhờ vào sự tác động của nhiệt hoặc tia cực tím thì sơn thường sẽ đóng rắn thông qua sự bốc hơi của các dung môi. Phương pháp thi công của sơn thường là sử dụng cọ quét sơn, con lăn hoặc súng phun.

Đặc điểm của sơn thường:

  • Thao tác sơn đơn giản, ít công đoạn hơn sơn tĩnh điện.
  • Sơn được tốt trên bề mặt vật liệu bê tông.

sơn quét tường

So sánh công nghệ sơn tĩnh điện và sơn thường 

Công nghệ sơn tĩnh điện 

  • Trang bị dây chuyền, nhiều công đoạn bài bản. Người thi công trực tiếp cần nắm kĩ thuật và được hướng dẫn cụ thể. Chất lượng màng sơn phải đồng đều, mịn đẹp.
  • Sử dụng dây chuyền khép kin tự động hoặc thợ thực hiện.
  • Lượng sơn bị hao hụt thấp.
  • Độ đồng đều cao, bóng, mịn, độ bám tuyệt đối, khó bong tróc.
  • Màu sắc đa dạng dễ kết hợp và tái sử dụng.
  • Áp dụng trên các bề mặt kim loại, gỗ, nhựa. Không sử dụng được trên bê tông.
  • Chi phí đầu tư ban đầu cao. Nhưng tiết kiệm hơn khi sử dụng về lâu dài.

hệ thống sơn tĩnh điện

Phương cách sơn thường 

  • Sơn thủ công đơn giản. Không yêu cầu kỹ thuật phức tạp. Bề mặt sơn không đều, dễ bị sần sùi.
  • Chất lượng bề mặt sơn phụ thuộc vào tay nghề của người thợ thực hiện. Thực hiện bằng con lăn, cọ hoặc súng phun.
  • Lượng hao hụt sơn cao hơn khi sử dụng sơn tĩnh điện.
  • Màng sơn ít đồng đều do sơn thủ công, không bóng đẹp, độ bền và độ bám tương đối.
  • Màu sắc đa dạng nhưng không bằng công nghệ sơn tĩnh điện.
  • Sử dụng trên hầu hết tất cả các bề mặt, đặc biệt là trên nền bê tông.
  • Chi phí thấp hơn, dễ mua. Tuy nhiên sử dụng số lượng nhiều thì không tiết kiệm bằng sơn tĩnh điện.

sơn tường

Quy trình sơn tĩnh điện và sơn thường hiện nay

Quy trình sơn tĩnh điện

Xử lý bề mặt vật liệu 

Trước khi sơn, bước đầu tiên là xử lý và làm sạch bề mặt vật liệu. Để làm sạch bề mặt cần sử dụng các chất tẩy rửa có tính axit, tính kiềm hoặc trung tính tùy theo tính chất của từng loại vật liệu và tình trạng của vết bẩn.

Một số ứng dụng cụ thể phổ biến trong xử lý bề mặt vật liệu sơn tĩnh điện là:

  • Sử dụng photphat sắt cho thép
  • Sử dụng photphat kẽm cho nền mạ kẽm hoặc thép
  • Sử dụng photphat crôm hoặc không crôm cho nền nhôm.

Sau khi đã làm sạch vật liệu, các bộ phận sẽ được sấy khô trong tủ sấy khô ở nhiệt độ thấp. Sau đó, những bộ phận này sẽ được đưa đi phun sơn tĩnh điện.

Phun sơn tĩnh điện 

Cách thực hiện sơn tĩnh điện hay dùng là sử dụng thiết bị phun cùng hệ thống phân phối bột sơn và súng phun sơn. Buồng phun sơn có hệ thống thu hồi bột sơn được dùng để thu gom các bột sơn vương vãi.
Hệ thống cung cấp bột sơn tĩnh điện bao gồm thùng chứa bột hoặc phễu nạp và thiết bị bơm để vận chuyển hỗn hợp bột sơn và không khí vào trong các ống mềm. Một số các cấp liệu rung để giúp ngăn chặn sự vón cục của bột trước khi đi vào súng phun sơn.

phun sơn tĩnh điện

Lò sấy thành phẩm 

Sau bước phun sơn hoàn tất, vật liệu sơn sẽ được đưa vào lò sấy để thực hiện bước đóng rắn. Quá trình sấy khô chủ yếu phụ thuộc vào độ dày, kích thước và kiểu dáng của nó. Tuy nhiên, nhiệt độ lò sấy thường vào khoảng 163 – 232 độ C. Thời gian sấy sẽ kéo dài từ 10 – 60 phút.

Quy trình sơn thường

Chuẩn bị bề mặt công trình trước khi sơn 

Đối với sơn thường, bề mặt cần phải có độ khô cần thiết mới có thể sơn được. Để độ bám của lớp sơn phủ cao cần làm sạch bề mặt tường bằng đá mài và giấy ráp. Sau đó vệ sinh bụi bẩn trên bề mặt. Nếu tường quá khô thì cần làm ẩm bằng nước sạch.

Sử dụng sơn chống thấm 

Sơn chống thấm rất cần thiết cho những bề mặt không được trang trí hoặc không sơn màu. Đặc biệt là đối với những công trình ở nước có khí hậu mưa ẩm như Việt Nam càng cần sử dụng chúng nhiều hơn. Nó giúp bảo vệ độ bền đẹp của tường nhà được lâu, chống thấm dột. Sơn chống thấm cần sơn 2 lần để đảm bảo độ chống thấm tối đa.

sơn chống thấm

Trét bột matit 

Tương tự bước sơn chống thấm, bước trét matit cũng cần thực hiện 2 lần. Nó giúp bảo vệ lớp sơn được dài lâu.

Sơn lót

Bước này cần sử dụng dung môi để việc sơn được dễ dàng hơn. Sơn lót 1 – 2 lần và cách nhau khoảng 1 tiếng để lớp sơn có độ khô cần thiết trước khi sơn lớp thứ 2.

Sơn hoàn thiện công trình

Sau 2 tiếng sơn lót có thể sơn màu lần 1. Trước khi sơn nên pha sơn màu với 10% dung môi (nước sạch). Để giúp đạt độ phủ tốt nhất và dễ thi công hơn.

Sau khi hoàn thiện lớp sơn lần 1 sẽ tiến hành sơn lần 2. Đây là bước cuối cùng nên cần cẩn thận và rất chi tiết. Sau khi sơn xong, sử dụng bóng đèn điện chiếu vào tường. Nếu sơn đã phủ đều, không có vết, không bị nhiều màu, bề mặt tường sáng đẹp là đã đạt.

Ứng dụng của sơn tĩnh điện và sơn thường trên thị trường hiện nay

Với những ưu điểm của mình, công nghệ sơn tĩnh điện được áp dụng trong hầu hết các lĩnh vực hiện nay:

Lĩnh vực xây dựng: Trong lĩnh vực kiến trúc, xây dựng, sơn tĩnh điện được ứng dụng làm các đùn nhôm phủ sơn tĩnh điện trong cửa sổ, khung cửa, mặt tiền công trình, hầm trú ẩn.

Lĩnh vực gia dụng: Các ứng dụng của sơn tĩnh điện trong lĩnh vực này bao gồm: tủ lạnh, máy giặt, máy sấy, lò vi sóng, máy rửa chén, máy lạnh,…

Lĩnh vực sản xuất cơ khí: Với khả năng bám trên bề mặt kim loại siêu tốt của mình. Công nghệ sơn tĩnh điện đang được áp dụng trong các ngành sản xuất kệ thép công nghiệp nhà kho, sản xuất ô tô, phụ tùng máy móc thiết bị, các chi tiết kim loại,…

Kệ Double Deep Hai My

Trong khi đó, sơn thường đã quá phổ biến và ứng dụng trong tất cả các lĩnh vực hiện nay từ sơn tường nhà, các công trình trong công nghiệp đến các đồ vật, chi tiết nhỏ. Sơn thường có nhiều loại: sơn chống thấm, sơn chống gỉ, sơn chịu nhiệt,… Ngoài tác dụng bảo vệ, chống ẩm mốc, sơn thường còn giúp trang trí cho bề mặt thêm sinh động.

Tóm lại, bài viết đã chỉ ra những so sánh sự khác biệt giữa công nghệ son tinh dien và sơn thường. Bạn có thể tham khảo và chọn cho mình loại sơn phù hợp nhất.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

>> Công nghệ sơn tĩnh điện và những điều có thể bạn chưa biết

>> Gia công sơn tĩnh điện tại TPHCM giá tốt, đạt chuẩn ISO 9001