Bột sơn tĩnh điện hiện nay

Bột sơn tĩnh điện có những loại nào?

(Haimy.com) – Sơn tĩnh điện là công nghệ sơn hiệu quả và được ưa chuộng nhất gần đây. Nhờ những ưu điểm về tiết kiệm chi phí và chống gỉ, chống oxi hóa, ăn mòn kim loại hiệu quả, công nghệ này ngày càng được sử dụng nhiều hơn, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp. Đối với sơn tĩnh điện, muốn áp dụng cần sử dụng bột sơn tĩnh điện. Vậy hiện nay có những loại bot son tinh dien nào? Tính chất, đặc điểm của chúng ra sao? Hãy cùng Hai My Rack tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Cách tạo ra bột sơn tĩnh điện 

Từ một hợp chất gồm organic polymer, curatives, chất làm đều màu, bột màu và chất phụ gia trộn lại với nhau. Sau đó nóng chảy hợp chất này tạo thành một hỗn hợp. Chờ hỗn hợp nguội lại rồi nghiền thành một chất bột mịn. Đó chính là bột sơn tĩnh điện.

bột sơn tĩnh điện

Cách bảo quản bột sơn tĩnh điện 

  • Không để nơi có nhiệt độ cao, nên để xa lò sấy, nhiệt độ tối đa là 25 độ C
  • Tránh ánh nắng mặt trời chiếu vào
  • Không để trong môi trường gần nước, ẩm thấp, độ ẩm không khí cao, độ ẩm tối đa là 75%
  • Tránh để bột sơn bị nhiễm bẩn, nhiễm màu, mở ra thì nên đóng lại ngay, không để hở.

Bột sơn tĩnh điện có những loại nào? 

bảng màu bột sơn tĩnh điện

 

Hiện nay có một số cách phân loại bột sơn tĩnh điện như sau:

Phân loại theo tính chất sơn tĩnh điện 

  • Dạng khô: dùng cho các bề mặt kim loại (sắt, thép, inox,…)
  • Dạng ướt: phải sử dụng dung môi, dùng cho các bề mặt gỗ, nhựa, kim loại,…

Phân loại theo ứng dụng thực tế 

  • Bóng (Gloss)
  • Mờ (Matt)
  • Cát (Texture)
  • Nhăn (Wrinkle)

Phân loại theo chức năng sử dụng 

Bột sơn Epoxy 

  • Loại sơn này thường được sử dụng cho mục đích chống va đập, ăn mòn và tăng độ bám dính cho bề mặt sản phẩm.
  • Sơn Epoxy có màu sắc đa dạng và độ bóng cao, không bị ăn mòn bởi hóa chất.
  • Thêm một ưu điểm nữa là sơn Epoxy rất dễ sử dụng và có nhiều cách sửa lỗi trên bề mặt sơn.
  • Loại sơn này bám rất chắc trên kim loại nếu quá trình xử lý trước sơn tốt.
  • Tuy nhiên, sơn này chỉ có thể sử dụng trong nhà, những môi trường không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời vì nó không chịu được các tác nhân từ thời tiết. Nếu tiếp xúc lâu với ánh nắng, lớp sơn Epoxy sẽ bị phai và phấn hóa, xuống cấp trong thời gian ngắn.

Bột sơn tĩnh điện Polyeste 

  • Bột sơn Polyeste có hai loại thông dụng nhất: loại có TGIC và không có TGIC (Triglycidyl Isocyanurate)
  • Khả năng chống tia cực tím từ 1 – 3 năm, sử dụng tốt được cả trong và ngoài nhà
  • Độ bền lớp sơn cao
  • Giá thành rẻ
  • Loại sơn này có tính linh hoạt cao, chống va đập và tránh bị ăn mòn bởi hóa chất tốt. Bên cạnh đó, nó còn có màu sắc phong phú, độ bóng tốt.
  • Với nhiều ưu điểm vượt trội như vậy, bột sơn Polyeste đang là loại được sử dụng nhiều nhất hiện nay trên thị trường.

Bột sơn Acrylic 

  • Dòng sơn này được sử dụng cho lớp sơn trong. Nhằm tạo ra độ mịn, bóng hơn cho bề mặt và giúp kháng hóa chất tốt.
  • Bot son tinh dien Acrylic chịu được tác nhân thời tiết, ánh nắng mặt trời và có khả năng chống trầy cao.

Bột sơn Fluoropolymer 

  • Bột sơn Fluoropolymer được sử dụng để sơn ngoài trời tốt nhất. Vì vậy nó hay được ứng dụng trong ngành kiến trúc. Nhờ đặc tính chống được tác nhân từ bên ngoài siêu tốt và giữ màu, độ bóng tốt, khả năng chống ăn mòn giúp loại sơn này dùng nhiều cho hoạt động thiết kế ngoại thất như: tường, cửa sổ, cửa ra vào,…
  • Có hai loại Fluoropolymer thông dụng nhất hiện nay là FEVE và PVDF
  • Sơn Fluoropolymer giúp độ bền bề mặt lên đến 20 năm sử dụng

phun sơn tĩnh điện

Bột sơn tĩnh điện Hybrid (Hỗn hợp Epoxy – Polyester) 

  • Sự kết hợp giữa Epoxy và Polyeste sẽ giúp phát huy những ưu điểm và hạn chế bớt những nhược điểm của cả hai loại sơn này. Dòng sơn Hybrid sẽ có giá thành kinh tế hơn, có thể dùng ngoài trời do chịu được tác động môi trường. Dòng sơn này cũng chống ăn mòn tốt, sử dụng được trên nhiều bề mặt vật liệu khác nhau.
  • Hai loại sơn này thường được trộn với nhau theo tỉ lệ. Tùy theo mục đích sử dụng muốn nhấn mạnh đặc tính nào mà sẽ tăng cường độ của Epoxy hoặc Polyeste. Tăng Polyeste giúp chống va đập và tạo lớp màng mỏng mịn. Tăng Epoxy sẽ giúp tăng khả năng chống ăn mòn và hóa chất.
  • Hỗn hợp này được sử dụng rộng rãi trên các sản phẩm yêu cầu tính thẩm mỹ cao và đặc tính sử dụng thường xuyên. Ví dụ như đồ nội thất, dụng cụ điện, ánh sáng trong nhà, thiết bị gia dụng: bếp, máy sấy đồ, máy giặt,…

Bột sơn tĩnh điện Super Durable Polyester (Polyeste siêu bền)  

  • Loại bột sơn này có độ bền tốt hơn và có thể giữ màu sắc, độ bóng từ 5 – 10 năm khi so sánh với dòng Polyeste bình thường. Super Durable Polyester không chỉ giúp tăng khả năng chống ẩm mà còn chống ăn mòn rất tốt.
  • Dòng sơn này đang được ứng dụng cho cả nội thất và ngoại thất nhờ vào khả năng chống phai màu vượt trội.

Bột sơn tĩnh điện Polyurethane

Loại bột sơn này phù hợp sử dụng ngoài trời. Đặc điểm của sơn Polyurethane là độ che phủ cao, dễ thi công, bền màu lâu. Nhược điểm của dòng sơn này là giá cao. Ứng dụng nhiều cho các thiết bị nông nghiệp, lâm nghiệp, linh kiện ô tô, thiết bị PCCC, thiết bị chiếu sáng ngoài trời, tủ điện,…

Trên đây là một số loại bột sơn tĩnh điện phổ biến trên thị trường hiện nay. Tùy theo mục đích, địa điểm và thời hạn sử dụng mà bạn có thể chọn loại bột sơn phù hợp.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN ĐẾN BOT SON TINH DIEN:

>> 4 điều cần biết về công nghệ sơn tĩnh điện

>> Gia công sơn tĩnh điện tại TPHCM chuẩn ISO, giá tốt nhất

>> Sơn tĩnh điện và sơn thường khác nhau những điểm nào?