(Haimy.com) – Trong thời buổi kinh tế phát triển nhanh ngày nay, việc quản lý kho hàng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với bất kì doanh nghiệp, sản xuất hoặc cửa hàng nào. Bởi vì nó ảnh hưởng nhiều đến hệ thống quản lý hàng hóa và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bài viết này, HAI MY RACK đã tổng hợp và đưa ra 8 sai lầm phổ biến mà bạn cần tránh trong việc quản lý kho.
Sai lầm 1: Chưa tận dụng hết không gian kho hàng
Tại sao phải tối ưu hóa không gian lưu trữ? Có một thực tế là diện tích kho có giới hạn và việc mở rộng hoặc thuê kho “ngốn” rất nhiều ngân sách. Việc vứt hàng hóa bừa bãi xuống đất sẽ làm giảm chất lượng, cản trở việc tiếp cận, vận chuyển và đóng gói hàng hóa. Thay vào đó, việc sử dụng không gian hiệu quả sẽ mang lại trải nghiệm lý tưởng trong kho hàng.
Tối ưu hóa kho hàng không chỉ là việc sắp xếp hàng hóa một cách chuyên nghiệp mà còn là nâng cao hiệu suất hoạt động của kho hàng. Đầu tư vào nhãn mác, phân loại sản phẩm theo mã SKU để tiết kiệm thời gian bố trí.
Nếu bạn không muốn ép nhiều hàng hóa đến mức trở thành mối nguy hiểm. Nhưng đồng thời cũng không muốn lãng phí không gian. Thì hệ thống giá kệ chứa hàng hiện đại có thể giúp bạn giải quyết vấn đề này.
>> Xem thêm: Top kệ kho hàng được sử dụng nhiều nhất hiện nay
Sai lầm 2: Không thiết lập kế hoạch cho công việc quản lý kho hàng
Dự đoán và lên kế hoạch chính xác những việc cần làm sẽ hiệu quả hơn là tính trước rủi ro. Bạn có phương pháp hạn chế rủi ro, phương án phụ và tránh rơi vào trạng thái bị động. Ví dụ như phương án phân phối hàng hóa số lượng lớn, cách bảo quản thuận tiện.
Dự báo chính xác sẽ giúp bạn lập kế hoạch tốt hơn về nhu cầu mặt hàng của mình. Nhưng ngay cả khi không có dự báo tốt, bạn vẫn có thể thực hiện theo cách của mình thông qua kế hoạch quản lý ngưỡng tối đa / tối thiểu. Nhờ có kế hoạch, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan và dễ dàng theo dõi tình hình sử dụng mà không cần tồn kho quá nhiều.
Sai lầm 3: Không đảm bảo an toàn trong việc quản lý kho hàng
Rủi ro là không thể tránh khỏi đối với hoạt động logistics, bao gồm cả quản lý kho hàng. Tuy nhiên, hãy giữ chúng trong tầm kiểm soát của bạn.
Khối lượng sản phẩm trong kho sẽ có ảnh hưởng đến nhân viên của bạn. Quá nhiều hàng hóa khiến nhân viên phải vật lộn để hoàn thành đơn đặt hàng. Tất nhiên, hàng tồn kho kém chất lượng cũng sẽ ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng. Điều này là do bạn không lập kế hoạch và giám sát mức tồn kho của mình.
Mọi người làm việc tốt nhất trong một môi trường mà họ cảm thấy an toàn và được hỗ trợ. Vì vậy, bạn nên trang bị các thiết bị phòng cháy chữa cháy trong kho. Đồng thời hướng dẫn nhân viên cách sử dụng khi gặp sự cố.
>> Xem thêm: Quy định phòng cháy chữa cháy (PCCC) cho kho chứa hàng 2023
Bên cạnh đó, việc huấn luyện nhân viên tuân thủ các nguyên tắc về khối lượng tối đa cho hệ thống kệ chứa hàng cũng là một điều đáng lưu ý.
Sai lầm 4: Không hiệu quả trong việc quản lý tồn kho
Hàng hóa trong tình trạng tồn kho không chỉ chiếm dụng không gian kho bãi mà còn khiến cho doanh nghiệp gặp tổn thất. Không thể phát huy lợi thế cạnh tranh của mình với các đối thủ khác. Bên cạnh đó, việc hàng tồn kho quá nhiều cũng dẫn đến việc hay mất cắp và bị hư hỏng.
Với trường hợp hàng tồn kho dư thừa có thể được công ty sử dụng cho mục đích khác. Nhưng nó cũng ảnh hưởng đến nhiều hoạt động khác trong kho như trì hoãn mọi quy trình, ví dụ như bốc dỡ, tìm kiếm hàng, vận chuyển,…
Sai lầm 5: Không đào tạo kỹ nguồn nhân lực, đội ngũ nhân viên
Đội ngũ nhân viên là nhân tố quan trọng trong công tác quản lý kho hàng.
Nguồn nhân lực có ảnh hưởng trực tiếp đến công suất kho cũng như các hoạt động liên quan. Trên thực tế, nhiều vụ va chạm giữa xe nâng hàng xuất phát từ sự chủ quan. Do kinh nghiệm còn thiếu sót của tài xế và đội ngũ phía sau. Vì vậy, đòi hỏi sự minh bạch và chính xác trong công việc luôn là yêu cầu cấp thiết đối với các công nhân vận hành và quản lý kho.
Để làm được điều này, các nghiệp vụ liên quan đến kho phải được hình thành và đào tạo cho mỗi nhân viên. Bạn không thể mong đợi một người thực hiện một nhiệm vụ một cách chính xác. Nếu bạn không dành thời gian để huấn luyện người đó thực hiện nó một cách bài bản, đúng cách.
Khi bạn nỗ lực vào việc đào tạo nhân viên, bạn sẽ có nhận lại được hiệu quả công việc tốt hơn. Cũng như tăng doanh thu do đội ngũ nhân viên mang lại.
Sai lầm 6: Chậm trễ trong xử lý đơn hàng
Tốc độ giải quyết các đơn hàng chậm dẫn đến trải nghiệm không tốt cho khách hàng. Hầu hết hậu quả đến từ những thiếu sót trong khâu quản lý hàng hóa. Việc phân bổ sản phẩm hàng hóa không khoa học. Vận hành xe nâng lỏng lẻo. Và kỹ năng xử lý yếu kém của nhân sự (nếu nhận chuyển giao)… là những nguyên nhân chính cho sự trễ nãi đơn hàng.
Việc hoàn thành đơn hàng nhanh hơn cùng với chất lượng sản phẩm tốt sẽ góp phần mang lại trải nghiệm ấn tượng với khách hàng. Làm tăng lòng trung thành của khách hàng đối với doanh nghiệp.
Sai lầm 7: Môi trường không lý tưởng
Môi trường kho cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa. Và các hạng mục liên quan khác đến công ty. Các yếu tố như độ ẩm, nhiệt độ,… cũng chính là nguyên nhân dẫn đến phá vỡ cam kết an toàn của nhà kho.
Chính vì thế, bên cạnh việc đảm bảo chất lượng môi trường nhà kho. Sử dụng xe nâng hàng hóa cũng cho phép tối đa hóa về cả chiều ngang và chiều dọc. Góp phần tạo không gian môi trường lý tường cho kho hàng của bạn.
Sai lầm 8: Lơ đãng trong việc đánh giá – đo lường hiệu quả công việc quản lý kho hàng
Các hoạt động diễn ra trong kho phải được ghi chép, xem xét và đánh giá một cách khách quan. Nó là dữ liệu quan trọng giúp nhà quản lý đưa ra các kế hoạch phù hợp.
Không chủ động nắm bắt theo dõi thông tin về những rủi ro tiềm ẩn như: chất lượng hàng hóa kém, số lượng lớn hàng hóa không được giao đúng hẹn, hạ giá,… Nếu nó không được đo lường sẽ đe dọa trực tiếp đến hoạt động của công ty. Đồng thời, năng suất sẽ không cải thiện.
Vậy nên, bạn nên liệt kê những yếu tố mà bạn quan tâm nhất khi làm trong quản lí kho hàng. Sau đó, đo lường chúng thông qua KPI. Từ đó đưa ra các giải pháp kho giúp duy trì công việc kinh doanh được thuận lợi và hiệu quả.
BÀI VIẾT CÓ LIÊN QUAN ĐẾN QUAN LY KHO HANG:
>> Vận hành kho hiệu quả chỉ trong 5 bước
>> Quy trình bảo quản thuốc trong kho dược
>> Kệ hàng hiện nay áp dụng LIFO hay FIFO?
>> Bố trí kệ kho tối ưu bằng những cách nào?