(Haimy.com) – Trước khi đưa hệ thống kệ kho hàng vào sử dụng cần thông qua các bước kiểm định về tải trọng nghiêm ngặt. Quy trình kiểm định kệ hàng đạt chuẩn sẽ giúp đảm bảo an toàn khi sử dụng trong thực tế. Vậy khâu kiểm định warehouse racking system gồm có những bước nào? Cùng Hai My Rack tìm hiểu trong bài viết sau đây:
Kiểm định kệ kho hàng là gì?
Đây là thuật ngữ dùng để nói đến quá trình đánh giá tình trạng và kỹ thuật của hệ thống kệ kho hàng. Quá trình kiểm định yêu cầu hệ thống kệ phải vượt qua các tiêu chuẩn, quy định nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn khi sử dụng trong thực tế.
Những hệ thống kệ chứa hàng thông dụng nhất hiện nay gồm có: Kệ Selective, kệ Double Deep, kệ VNA (Very Narrow Aisle), kệ tay đỡ, kệ Drive In / Drive Through, kệ Mobile Shelving, kệ tự động hóa (Radio Shuttle),…
Những tiêu chuẩn áp dụng trong quy trình kiểm định kệ kho
Để đánh giá đúng và chuẩn xác về khả năng hoạt động của kệ chứa hàng, cần thông qua các tiêu chuẩn kiểm định sau:
- FEM 10.3.01 Giá đỡ pallet beam có thể điều chỉnh: Dung sai, sự biến dạng và khoảng hở.
- Mã thiết kế châu Âu cho giá đỡ pallet – M.H.R Godley, J. Michael Davies.
- TCVN 4244:2005: Thiết bị nâng, thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật.
- TCXDVN 338-05: Kết cấu thép, tiêu chuẩn thiết kế.
Lý do cần thực hiện kiểm định kệ hàng?
Công tác kiểm định là một khâu quan trọng không thể thiếu trong quá trình đưa hệ thống kệ vào hoạt động. Và sau đây là một số lý do chính vì sao cần kiểm định hệ thống kệ kho hàng:
- Khâu kiểm định là khâu bắt buộc thực hiện theo Luật Lao động.
- Đảm bảo an toàn cho con người và hàng hóa trong kho hàng.
- Giúp kiểm tra, thử nghiệm chất lượng và tải trọng chứa của hệ thống kệ.
- Tìm ra được các lỗi phát sinh sớm để có phương án xử lý kịp thời khắc phục. Tránh được các sự cố xảy ra gây hậu quả về sau này.
Những hoạt động cần tiến hành khi kiểm định kệ hàng
- Xem xét độ cong vênh của các thanh beam, thanh giằng. Các chi tiết kệ có bị biến dạng hay không?
- Kiểm tra vị trí chân đế kệ đã cố định và chắc chắn chưa?
- Xem xét rào bảo vệ có còn nguyên vẹn hay đã móp méo.
- Khảo sát độ võng kệ chứa hàng: Thanh beam thường sẽ là bộ phận bị võng dễ nhất trên bộ kệ do nó là bộ phận trực tiếp chịu lực của hệ thống kệ hàng. Khi chứa quá tải thì beam thường sẽ bị võng. Nếu độ võng nằm trong mức đàn hồi của kệ thì không cần quan tâm. Còn nếu độ võng không trở lại hình dáng ban đầu thì đơn vị sản xuất cần thay thế lại beam mới.
- Kiểm tra độ bám của beam vào phần khung kệ.
Quy trình kiểm định kệ hàng đạt chất lượng
Quy trình kiểm định kệ kho thường diễn ra khi công trình đã được thi công, lắp đặt xong. Các bước của quy trình kiểm định bao gồm:
1. Kiểm định hồ sơ kỹ thuật của hệ thống kệ kho chứa hàng
- Hồ sơ này bao gồm: bản vẽ thiết kế, sơ đồ lắp đặt hệ thống, phép tính thực hiện để lắp đặt thực tế.
- Xem xét lại quy trình kiểm định trước đó. Đặc biệt là các quy trình chế tạo và thử nghiệm sản phẩm.
2. Kiểm tra kỹ thuật
- Quan sát trực quan: vị trí lắp đặt, xem hướng dẫn an toàn sử dụng hệ thống kệ.
- Đo đạc, kiểm tra kích thước, so sánh với bản vẽ và số liệu thực tế.
- Kiểm tra các bulong, mối hàn kim loại đã đạt chuẩn chưa? Kết cấu của các chi tiết: cột omega, thanh beam, thanh giằng.
- Kiểm tra nền xưởng nơi đặt kệ.
- Kiểm định các sai số trong lắp đặt, độ nghiêng của kệ hàng so với mặt bằng lắp đặt.
3. Thử tải kệ kho chứa hàng
Bước thử tải là bước mang tính quyết định trong toàn bộ quá trình kiểm định. Và bước thử tải chỉ được thực hiện khi các bước kiểm tra bên trên đã đạt yêu cầu.
- Tiến hành kiểm nghiệm khả năng chịu lực của hệ thống kệ. Thử tải ở mức 100% để kiểm tra sức tải tối đa của hệ thống kệ chứa hàng.
- Đo đạc độ võng của các thanh beam ở mức chịu lực giới hạn. Sau đó, xác định độ biến dạng của các chi tiết. Đo độ nghiêng của kệ kho hàng.
- Đánh giá số liệu vừa ghi nhận được.
4. Xử lý kết quả kiểm định
- Sau tất cả quá trình kiểm định sẽ lập biên bản kiểm tra hiện trường.
- Làm báo cáo kết quả kiểm định hàng để bổ sung các thông tin vào hồ sơ lý lịch.
- Thời hạn kiểm định chứa hàng định kì mỗi năm 1 lần. Các đơn vị cung cấp dịch vụ kiểm định phải là đơn vị được cấp phép và chỉ định hoạt động hợp pháp bởi Nhà nước.
Trên đây là những thông tin về quy trình kiểm định kệ hàng nhà kho hiện nay. Các doanh nghiệp có thể tham khảo và áp dụng để đảm bảo an toàn và hoạt động lâu dài cho nhân sự và hàng hóa kho. Đối với các đơn vị sản xuất kệ kho hàng, khâu kiểm định có vai trò giúp tăng uy tín và độ tin cậy cho hoạt động kinh doanh lâu dài của công ty.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN ĐẾN KIEM DINH KE CHUA HANG:
>> Quy định PCCC cho nhà kho, nhà xưởng
>> Hướng dẫn sử dụng kệ kho chứa hàng an toàn và hiệu quả