phân biệt mã SKU và UPC

Mã SKU là gì? Phân biệt SKU và UPC

(Haimy.com) – Mã SKU là một từ hay được sử dụng trong công tác quản lý hàng hóa. Vậy SKU là gì? SKU khác gì với UPC? Hãy cùng Hai My Rack tìm hiểu trong bài viết này.

Khái niệm mã SKU 

SKU (Stock Keeping Unit) là đơn vị lưu trữ hàng hóa. Còn được gọi là Mã hàng hóa. Đây là một mã được dán lên các hàng hóa trong kho để dễ phân loại và quản lý hàng hóa. Mã này bao gồm các thông tin về sản phẩm: chủng loại, kích thước, vật liệu, màu sắc, đơn vị sản xuất,… Mã này thường được sử dụng nhiều trong ngành logistics hiện nay.

Mã này cần thiết hơn cả Mã vạch (Barcode) trong việc quản lý kho hàng nội bộ. Nó chứa những ký tự gồm cả chữ và số cho từng sản phẩm. Nhân viên kho chỉ cần nhìn SKU là có thể nhận biết loại sản phẩm một cách dễ dàng mà không cần quét như hệ thống mã vạch. Bên cạnh đó số lượng SKU không bị giới hạn dù danh mục hàng hóa có mở rộng thêm nữa.

Stock Keeping Unit

Các yếu tố không thể thiếu trong một mã SKU 

Một mã SKU thường sẽ bao gồm các yếu tố sau:

  • Tên nhà sản xuất (thương hiệu sản phẩm)
  • Thông tin chi tiết về sản phẩm: Chất liệu, màu sắc, chủng loại, kích cỡ,…
  • Ngày nhập hàng: ngày tháng năm mua hàng (chỉ nên sử dụng 2 số cuối).
  • Địa điểm lưu trữ: Theo tỉnh, thành phố, quận, huyện.
  • Tình trạng sản phẩm: Mới hay đã sử dụng.

Phân biệt mã SKU và UPC 

Khái niệm mã UPC  

Mã UPC (Universal Product Code) là một dạng mã vạch gồm 12 chữ số. Loại mã này có tác dụng chính là sử dụng tại điểm bán hàng. Mã UPC được cấu tạo từ mã nhà sản xuất, mã sản phẩm và số kiểm tra.

mã vạch UPC

 

Điểm khác nhau giữa SKU và UPC

Với một sản phẩm có thể có nhiều ma SKU tùy theo mỗi nhà bán lẻ quy định. Còn UPC chỉ có 1 duy nhất trên một sản phẩm.

Mã SKU dùng cho nhà bán lẻ, nhân viên kho hàng doanh nghiệp để quản lý hàng hóa nội bộ. Trong khi đó, UPC được tạo ra dành cho khách hàng kiểm tra thông tin của sản phẩm.

Phân biệt SKU và UPCHướng dẫn đặt mã SKU đơn giản, dễ nhớ 

Mã SKU thường là một đoạn kí tự bao gồm cả các chữ số, chữ trong bảng chữ cái hay ký tự đặc biệt. Tuy nhiên, để có thể đặt ra những dãy số đó cũng khá đơn giản. Bạn có thể đặt mã theo sở thích riêng của mình.

Tuy nhiên, cần phải đảm bảo mã này dễ nhớ và phải bao gồm các thông tin sau: thương hiệu sản phẩm, loại hàng hóa, màu sắc,…

Khi đặt nên đưa cả chữ số, chữ cái vào cùng. Nó sẽ giúp nhận diện những đặc điểm sản phẩm nhanh hơn. Nếu bạn đặt mã toàn bộ là chữ cái thì cần có quy định để phân biệt các thông tin khác nhau. Có thể sử dụng dấu – để phân cách những thông tin này.

Một ví dụ về đặt mã SKU dễ nhớ:

mã hàng hóa SKU

Mã SKU là: AE-TB-LT-W7-BL

Ý nghĩa dãy kí tự:

  • 2 chữ đầu tiên: Thương hiệu
  • 2 chữ tiếp theo: Loại sản phẩm
  • 2 chữ chính giữa: Chất liệu sản phẩm
  • 2 kí tự kế tiếp: Kích cỡ của sản phẩm
  • 2 chữ cuối cùng: Màu sắc sản phẩm

Những điều cần chú ý khi đặt mã SKU cho hàng hóa

1. Chỉ chọn những thông tin quan trọng nhất 

Mã SKU có chức năng chính là giúp nhà bán lẻ nhanh chóng nắm các thông tin về sản phẩm. Tuy nhiên, bạn không nên nhồi nhét nhiều thông tin cùng lúc vào mã này. Với sản phẩm quá nhiều thông tin chính, bạn có thể mã hóa bằng số để bớt độ dài.

2. Lưu ý đến cách thể hiện mã SKU 

SKU nên được thể hiện càng đơn giản, dễ nhớ càng tốt. Nó hỗ trợ cho quá trình quản lý sản phẩm trong kho về lâu về dài. Mã này như một mô tả đơn giản những đặc điểm của sản phẩm được mã hóa bằng dãy kí tự chữ và số. Nên tránh việc sử dụng những ý nghĩa quá biểu tượng khi đặt SKU vì có thể gây hiểu lầm cho nhân viên kho.

Stock Keeping Unit

 

3. Chú ý các kí tự dễ gây nhầm lẫn 

Có những kí tự dễ gây ra rắc rối và hiểu lầm hơn chúng ta tưởng. Ví dụ như chữ O và số 0 hay chữ I và chữ L. Bên cạnh đó, những kí tự như / , > , < , @ , # ,… cũng dễ gây ra sự nhầm lẫn khi đặt trong mã SKU.

4. Đặt mã SKU theo một quy định thống nhất

Đặt mã SKU cũng như quá trình phân loại sản phẩm. Bạn nên tuân thủ những quy định, nguyên tắc nhất định để dễ dàng cho quá trình quản lý sản phẩm sau này.
Doanh nghiệp có thể đặt SKU theo danh mục sản phẩm từ lớn đến nhỏ. Hoặc xác định các đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt với các mặt hàng cùng loại. Nếu sản phẩm của doanh nghiệp có nhiều màu sắc với các kích cỡ khác nhau thì dựa vào ma SKU bạn có thể tìm được sản phẩm nhanh nhất. SKU giúp nhà bán lẻ tiết kiệm thời gian và quản lý hàng hóa được chính xác.

Tóm lại, mã SKU có vai trò vô cùng quan trọng trong quản lý hàng hóa nội bộ hiện nay. Trong khi đó mã UPC lại giúp khách hàng nắm nhanh các thông tin về sản phẩm thông qua máy quét tại cửa hàng, điểm bán sản phẩm. Sự kết hợp sử dụng hai loại mã này giúp doanh nghiệp có thể kiểm soát quá trình sản xuất và kinh doanh sản phẩm dễ dàng và tránh thất thoát.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN ĐẾN MA SKU & MA UPC:

>> Xếp hàng nhà kho “siêu tối ưu” với 8 cách đơn giản

>> Bố trí kệ kho hàng tối ưu, hiệu quả

>> 3 cách quản lý hàng tồn kho tối ưu nhất

>> Các loại kho bãi logistics phổ biến hiện nay