ISO standards 9001

Tiêu chuẩn ISO là gì? Có những loại ISO nào?

(Haimy.com) – Tiêu chuẩn ISO là một từ được nhắc rất nhiều hiện nay để nói về những sản phẩm, hàng hóa chất lượng cao. Trong bài viết này, Hai My Rack sẽ tổng hợp những thông tin chi tiết về loại tiêu chuẩn phổ biến này.

1. ISO là gì?

ISO (International Organization For Standardization) là một tổ chức phi chính phủ độc lập có trụ sở tại Geneva, Thụy Sĩ. Tổ chức này có hơn 160 thành viên. Thông qua các thành viên của mình, ISO sẽ tập hợp các chuyên gia hàng đầu thế giới để phát triển bộ tiêu chuẩn quốc tế về thương mại và công nghiệp.

Khởi đầu về các tiêu chuẩn chất lượng trong trao đổi hàng hóa, giao dịch quốc tế. Sau phát triển thành tiêu chuẩn trong nhiều lĩnh vực khác. Đến nay, ISO đã ban hành khoảng 20.000 tiêu chuẩn cho gần như mọi lĩnh vực. Từ sản xuất, công nghiệp cho đến dịch vụ, môi trường,…. 

2. Tiêu chuẩn ISO là gì?

Tiêu chuẩn quốc tế ISO là bộ quy định chuẩn quốc tế về chất lượng. Tiêu chuẩn này giúp doanh nghiệp và người sử dụng trong các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ tạo ra các hàng hóa tốt, đạt chất lượng.

Hiện nay, tiêu chuẩn này được lấy làm thước đo chuẩn cho các doanh nghiệp trên thế giới. Tiêu chuẩn này giúp thống nhất các quy tắc quốc tế. Tăng khả năng hội nhập và phát triển của doanh nghiệp trên trường thế giới. Tùy vào ngành nghề mà có loại ISO riêng, trong đó có những bộ tiêu chuẩn phổ biến nhất là:

Tiêu chuẩn ISO 9001 

ISO 9001hệ tiêu chuẩn quản lý chất lượng được sử dụng cho tất cả các doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức hoạt động ở các công ty sản xuất, kinh doanh cho đến cơ quan hành chính,… ISO 9001 là một tiêu chuẩn rất quen thuộc và được dùng rộng rãi trong đời sống hiện nay. ISO 9001 có nhiều phiên bản, mới nhất là ISO 9001 : 2015. 

tiêu chuẩn ISO 9001ISO 13485

ISO 13485 là hệ những nguyên tắc quốc tế cho các hệ thống quản lý chất lượng trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp các dụng cụ Y tế. ISO 13485 : 2016 là phiên bản mới nhất hiện nay. ISO 13485 nhấn mạnh vào sự phối hợp giữa các nguyên tắc của hệ thống quản lý chất lượng với các yêu cầu về luật của ngành y tế. 

Tiêu chuẩn ISO 27001

ISO 27001 là những quy tắc về hệ thống quản lý an ninh thông tin. ISO 27001 mô tả cách quản lý bảo mật thông tin trong một doanh nghiệp. Bản mới nhất của tiêu chuẩn này là ISO 27001 : 2013.

ISO 27001

ISO 22000

ISO 22000 là những nguyên tắc về lĩnh vực quản lý an toàn thực phẩm. Nó bao gồm các quy định dành cho tổ chức hoạt động trong chuỗi thực phẩm. ISO 22000 : 2018 là phiên bản mới nhất hiện nay do chính ISO xây dựng và ban hành cho lĩnh vực an toàn thực phẩm.

Tiêu chuẩn ISO 14001

ISO 14001 là về hệ thống quản lý môi trường. Chức năng chính của nó là giúp các tổ chức, doanh nghiệp giảm tối đa các hoạt động kinh doanh và sản xuất có thể gây ảnh hưởng không tốt đến môi trường. Phiên bản mới nhất của ISO 14001 là năm 2015.

ISO 14001

ISO 31000

ISO 31000 là bộ tiêu chuẩn về quản lý các rủi ro trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Để quản trị rủi ro ở mức độ cao, doanh nghiệp cần áp dụng tiêu chuẩn quốc tế này. Nó giúp nâng cao kỹ năng quản trị và đảm bảo an toàn tại nơi làm việc. Phiên bản mới nhất của ISO 31000 là phiên bản năm 2018.

ISO 45001 

ISO 45001 là những quy định về hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Phiên bản ISO 45001 : 2018 được ra đời để thay thế cho tiêu chuẩn quốc tế OHSAS 18001. Các tổ chức đang áp dụng OHSAS 18001 : 2007 đến 12/3/2021 sẽ chuyển qua sử dụng ISO 45001. 

ISO 45001 giúp doanh nghiệp cải thiện hiệu suất Occupational Health & Safety tăng độ an toàn lao động cho nhân viên. 

ISO 45001

Tiêu chuẩn ISO 50001

ISO 50001 là những quy định được ban hành vào 6/2011 giúp cải tiến hệ thống quản lý năng lượng (EnMS). Cách tiếp cận này cho phép doanh nghiệp xem xét, phân tích và tối ưu hiệu suất sử dụng năng lượng. Tiêu chuẩn này áp dụng cho tất cả các tổ chức, doanh nghiệp bất kể vị trí địa lý nào. Hiện nay, phiên bản mới nhất là ISO 50001 : 2018.

tiêu chuẩn ISO 50001

3. Chứng nhận ISO là gì? 

Chứng nhận ISO là kết quả doanh nghiệp được một bên thứ ba đánh giá đạt và cấp chứng nhận dựa trên những tiêu chuẩn quốc tế. 

Giấy chứng nhận ISO hay chứng chỉ ISO là bằng chứng cho việc doanh nghiệp đã đáp ứng các yêu cầu của hệ thống đánh giá chất lượng ISO. Chứng chỉ ISO là một lời khẳng định cho chất lượng sản phẩm. Và đồng thời cũng là một lợi thế cho thương hiệu trên thị trường. 

Chứng nhận ISO có thời hạn 3 năm và được đánh giá giám sát lại mỗi năm.

4. Tổ chức ISO

Tổ chức chứng nhận ISO hay còn gọi là Tổ chức đánh giá sự phù hợp là các tổ chức có vai trò kiểm định, giám định và chứng nhận sự phù hợp của các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, môi trường với các tiêu chuẩn trong lĩnh vực tương ứng. 

Tổ chức chứng nhận ISO ở Việt Nam phải được chỉ định và công nhận bởi Bộ Khoa học Công nghệ Việt Nam. Giấy chứng nhận được cấp bởi các tổ chức này mới đáp ứng được các yêu cầu về pháp lý và có hiệu lực sử dụng.

Bài viết đã tóm tắt những thông tin cụ thể về chuẩn ISO trong đánh giá chất lượng. Hy vọng bài viết có ích cho bạn! 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN ĐẾN TIEU CHUAN ISO:

>> Địa chỉ mua kệ để pallet đạt chuẩn ISO 9001

>> Kệ siêu thị Đồng Nai giá tốt, chất lượng chuẩn ISO

>> Gia công sơn tĩnh điện TPHCM giá tốt, đạt chuẩn chất lượng ISO

>> Quản lý kho theo tiêu chuẩn ISO châu Âu